Xin chào các bạn. Bài mới nhất: Luật của boy, girls cần phải biết. Bài tiếp theo: Ngày tớ và cậu gặp nhau.Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ và hạnh phúc

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Mẹ tôi là cô giáo (tặng mẹ nhân ngày 20/11)

Đến nay mẹ là cô giáo được 30 năm, và con là học trò của mẹ cũng hơn 20 năm. Tính vậy để thấy con cũng là một trong những cựu học sinh lâu năm của mẹ - một học trò đặc biệt! Con còn nhớ những đêm mà mẹ dạy học cho con, vì con không thuộc bài nên mẹ phải tìm mọi cách cho con thuộc bài, nghĩ lại khung cảnh ngày xưa con thật là xúc động và thấy tự hào về cô giáo đầu tiên trong đời của con.
Bước vào nghề giáo trong những năm miền Nam vừa giải phóng. Chính người thầy như mẹ cũng chật vật hơn người nông dân vì hàng hóa thiếu, lương còi và chỉ là lương tượng trưng không đủ sống.
Mẹ kể: “Hồi đó ai cũng phải ăn bo bo để sống, đi mua hàng nhiều khi đâu có để mua. Học trò thời đó bỏ học cũng khá nhiều”, nhưng mẹ vẫn bám với nghề, không nở bỏ học trò. Đến hôm nay mẹ vẫn vui vì quyết định ấy dù không ít đồng nghiệp của mẹ ngày ấy đã bỏ nghề, có những công việc khác giàu hơn mẹ nhiều.
Đối với mẹ làm nghề giáo thì cái tâm là quan trọng nhất. Hồi đó còn là con nhưng cũng vừa là học sinh của mẹ, nhiều lúc mọi người đánh tiếng mẹ sẽ thiên vị con. Nhưng mẹ không bao giờ làm như thế bởi “mẹ luôn công tư rạch ròi, về nhà mẹ là mẹ, nhưng trên bục giảng mẹ là người thầy. Là người thầy thì phải công tâm, trong sáng”. Do vậy nếu con sai là mẹ phạt ngay, nếu con làm không được bài là bị điểm kém như ai, mẹ không hề có sự châm chước, thiên vị. Đức tính ấy cũng là bài học về làm người và ứng xử mà mẹ dạy cho con.
30 năm tuổi nghề là cả một thời gian dài với bao nhiêu lớp học trò ra đi, đến một bến bờ mới. Thế nhưng cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều người vẫn gửi thiệp hoặc về thăm mẹ, vẫn một hai xưng cô - con như ngày xưa. Có người đến ngày tết còn dẫn cả vợ con về “báo cáo” với mẹ đủ chuyện vui buồn. Có người dù đi làm, có gia đình như khi gặp khó khăn trong đời sống cũng viết thư về nhờ mẹ tư vấn…
Con đi học xa, lâu lâu mới về thăm mẹ để nghe mẹ nói về nghề. Những năm gần đây học sinh đi học nhiều, là nhà giáo mẹ vui ra mặt vì học trò giờ có điều kiện hơn. Nhưng rồi mẹ cũng thoáng buồn: “Hiện nay có nhiều thông tin xấu, không có tính định hướng cứ nhan nhản ở khắp nơi nên một số học trò có biểu hiện không hay. Hơn nữa người thầy cũng có nhiều cái sai như không minh bạch, thậm chí gợi ý học trò tặng quà trong ngày nhà giáo, lễ tết… Giáo dục vậy thì hỏng hết, sai tôn chỉ “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường”.
Mẹ phân tích chi li, tỉ mỉ từng hiện tượng sai trái của học trò và việc nào mẹ cũng nhận định có một lỗi lớn của những người thầy, cô. Nếu biết gần gũi, chia sẻ, lắng nghe cũng như sống mẫu mực thì không cớ gì học trò không nghe. Những bài học ấy đến bây giờ con vẫn được mẹ chia sẻ, nhắc nhở.
Ngày 20-11, ngày để những học trò tri ân thầy mình bằng cách học giỏi, ngoan... Con nhớ đến mẹ, nhớ đến một người thầy đặc biệt, một cô giáo trường làng mà có một thời con gọi hai danh xưng: mẹ và cô! Con cảm ơn đời đã cho con có được một người mẹ tuyệt, một người cô tuyệt vời của bao thế hệ học trò trong đó có con.
Anh Vũ

Read more...

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2008

Tình bạn là gì?

Bạn bè là lần đầu tiên gặp gỡ, do tình cờ hay sắp đặt, bạn và tôi đã ngồi gần nhau, cùng trò chuyện một cách thoải mái, mỗi người đều có một ấn tượng tốt về người kia. Những lần sau gặp gỡ lại tiếp tục ngồi cạnh, tiếp tục chuyện trò. Và thành bạn bè…

Bạn bè là sau một thời gian bên cạnh nhau, cư xử dè dặt và chừng mực, mỗi người đều bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm của mình, đôi khi cũng khiến người khác khó chịu, đôi khi những ấn tượng tốt đẹp ban đầu không tròn trịa và nguyên vẹn, bởi ai cũng có những tật xấu khó sửa. Nhưng bạn và tôi vẫn ở bên nhau, góp ý và chấp nhận, rất chân thành…
Bạn bè là đôi khi mệt mỏi, tôi đứng cùng bạn ngoài lan can lớp học, rủ rỉ kể chuyện, bạn an ủi tôi bằng bất cứ điều gì bạn có thể nghĩ đến, đôi khi chẳng ăn thua, nhưng đó là tất cả những gì tôi cần lúc ấy. Và thỉnh thoảng tôi còn chẳng buồn kể cho bạn nỗi bức xúc của mình, chỉ ngồi một chỗ buồn thiu. Bạn chạy đến ngồi cạnh, ghé tai tôi hỏi: “Mày làm sao thế?”, để khi chẳng nhận được câu trả lời, bạn chọc tôi vui bằng câu chuyện nhí nhố của mình, hoặc lại rủ tôi ra lan can đứng, kể cho tôi nghe những bức xúc bạn đã trải qua, để tôi cảm thấy mình còn sung sướng, không có gì mà cũng “õng ẹo”…
Bạn bè là không cần phải cầu kì trong giao tiếp, yên lặng và thấu hiểu. Có những lúc tôi và bạn trò-chuyện-thân-mật (chính xác là trò chuyện thân mật chứ không phải cãi nhau), khiến những đứa khác la oai oái. Tình bạn không có khuôn mẫu, và cũng chẳng có chuẩn mực để thể hiện. Nhưng luôn có những điều rất nhỏ nhặt, đôi khi thật nhảm nhí để tôi nhận ra bạn trong đám đông…
Bạn bè. Có thể tôi với bạn không hợp cạ, có thể hay bất đồng ý kiến và bạn ít chơi với tôi nhất trong mấy đứa. Nhưng có lần tôi viết vu vơ khi thấy bạn buồn, bạn đã viết lại cho tôi, cũng bằng ấy những điều bạn chưa từng nói ra, rằng bạn thấy chúng mình cũng có nhiều điểm chung đấy chứ, rằng đôi khi bạn muốn hỏi thăm chuyện tình cảm phức tạp của tôi nhưng thấy hơi... kì quặc. Và mọi chuyện đã thay đổi, không sớm để hiểu nhau và xóa bỏ cái cảm giác kì quặc giữa chúng mình, nhưng chưa muộn để nhận ra một người bạn, nhỉ?
Bạn bè. Bạn là bạn thân của bạn thân tôi. Chúng mình ít va chạm với nhau và dù vẫn cùng viết chung Nhật kí, thỉnh thoảng lại lang thang dưới sân trường, nhưng tôi chưa bao giờ gọi bạn là bạn thân hay tâm sự với bạn về chuyện riêng của mình. Vậy mà có những lúc đi bên cạnh nhau, đang trò chuyện về một chủ đề rất chung về trường mình, lớp mình, bạn dè dặt hỏi tôi: “Bao giờ anh ý về hả Nguyên?”. Bạn quan tâm đến những dòng nhật kí dù tôi chưa hề kể bạn nghe chuyện ấy. Chưa bao giờ là bạn thân, nhưng luôn luôn là bạn bè.
Bạn bè là dù bạn đã có người yêu, mất nhiều thời gian cho cái tên đáng ghét ấy, bạn vẫn không quên có tôi bên cạnh.
Bạn bè là chiều qua rỗi rãi lượn hàng sách giảm giá trong một mùa hè bận bịu với cả tôi và bạn, tự nhiên nhớ bạn quay quắt. Một cú điện thoại không hẹn trước và 5 phút để bạn chuẩn bị, tôi và bạn lại cùng nhau tung tẩy trên đường, bình yên lạ…
Bạn bè là đôi khi cũng là bất đồng quan điểm, cãi nhau rồi giận nhau đến không muốn nói chuyện hay nhìn mặt nhau như chuyện vẫn thường xảy ra như thế. Rồi một ngày nào đó, ngồi bên nhau ôn lại kỉ niệm, đứa này nói với đứa kia rằng: Mình yêu lắm cái lần mình và bạn cãi nhau, và bạn đã lẽo đẽo theo mình xuống tận nhà để xe chỉ để cuối cùng nói một câu: “Tao xin lỗi mày” (và giá như mình đã có thể nói một câu xin lỗi nếu như hai đứa không cười xòa và xí xóa quá nhanh)
Bạn bè cũng là hai năm nỗ lực làm lành với một thằng bạn hơi “ tưng tửng”, để rồi khi tôi sắp bỏ cuộc, chính bạn gọi điện làm lành. Tất cả chỉ vì mấy dòng chúc mừng sinh nhật bạn mà tôi viết vào một forum chẳng bao giờ bạn ghé qua.
(Theo blog Long Nhi)

Read more...

Tiết học cuối

Phượng hồng đã nở ngoài sân. Phút này đây thời gian chạy như gió mãi mê về cuối chân trời, bỏ quên con tim học sinh chúng tôi ở lại cùng những làn gió se lạnh, dường như không có một diễn viên xuất sắc nhưng lá vàng và hoa phượng đã hòa chung tạo thành một bản tình ca giao hưởng bất tận ngân mãi trong lòng chúng tôi để vô tình làm nhói đau một tâm trạng khi tiếng trống báo hiệu giờ học cuối cùng đã bắt đầu.
Ngày dần trôi, còn bao giây, sắp hết rồi để chúng ta nói lời chia tay. Mùa hè đến mang theo gió, theo mưa. Vẫn còn ai đó đứng ngoài hiên nhìn hoa rơi để lưu hết những kỷ niệm ngày hôm nay. Ngồi trong nắng, dưới hàng cây sân trường tựa như mới hôm nào về những khoảng thời gian vui buồn có nhau dưới mái truờng thân yêu.Đừng xa nhé những yêu thương dành cho nhau, này tim ơi gõ nhịp lòng và tự hỏi còn bao nhiêu phút đẹp tựa thiên thần như tuổi học sinh. Lòng đang rất muốn nói gì những khi chúng ta ở bên nhau kể cả giờ ra chơi hãy giữ lấy những kỹ niệm thân yêu này trong ngày chia tay cuối năm. Ngồi bên nhau trao cho nhau những trang lưu bút sáng ngời, chiều nay ngồi trong lớp thầy cô và chúng tôi như khác mỗi ngày khi lắng từng dòng chảy của thời gian, đang làm thắm đượm tình thân ái. Còn đâu đó những giận hờn, những lúc đùa vui bên nhau bởi thời gian chỉ cho chúng ta một khoảng khắc ngắn rồi phải xa cách. Chiều nay hẹn ai đó ngồi trong sân, viết ước mong níu giữ lại ngày hôm nay, bạn bè ơi ngồi bên nhau cười tươi lên dẫu rằng nói lời chia tay. Có những giọt nước mắt áo dài đã rơi xuống nền sân trường đỏ rực hoa phượng,. Này tim ơi nghe đồng hồ gõ nhịp đập nhắc chúng ta dù ở phương trời nào hãy giữ kỹ niệm về nhau. Thời gian ơi hãy cho ta một điều ước chỉ một lần ngừng trôi để chúng tôi sẽ còn mãi bên nhau, dù đây là ngày cuối cùng và mọi người luôn hỏi với nhau một câu rằng “ còn bao nhiêu phút”.

“ Trường đó, thầy đó, bạn bè đâu cả rồi!
Chỉ còn phượng hồng, trong trang vở xưa”.
Hạ lại về lòng tôi sao rạo rực
Xa bạn, xa bè, xa những kỷ niệm thương
Thời học trò ép trong trang vở trắng
Bỗng bồi hồi thức dậy trong tim tôi
Nghe bâng khuân xao xuyến muốn đi tìm
Cho dù mai sau ta xa cách
Bạn hãy nhớ trong tim bạn còn có tôi
Tình bạn ta sẽ mãi không phai .
Tác giả: Vũ Luân

Read more...

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh

1: Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh qua chuyến thăm bảo tàng:

Hôm nay là chuyến đi thực địa tại Bến Nhà Rồng chúng ta hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu về Người. Được biết đến Bến cảng Nhà Rồng chỉ qua sách vở từ khi học lớp 2 nên khi đến đây trong lòng của em chợt hiện lên một cảm xúc khó tả.
Ngay khi bước vào bảo tàng tôi đã gặp dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta - Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Sau khi được cô hướng dẫn giới thiệu về cuộc đới của chủ tịch thì trong lòng của mọi người cảm thấy nến yêu và cảm phục bác hơn, và cảm thấy đất
nước ta thật là may mắn khi có Bác dẫn dắt từng bước đi trong cuộc kháng chiến, có thể cảm nhận về cuộc đời, tư tưởng của người như sau:
19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình Bác gồm có 6 người: cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan, một người chị tên Nguyễn Thị Thanh, một người anh tên Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai Nguyễn Sinh Nhuận không may mất sớm (1900-1901).
Sinh ra trong một gia đình và vùng quê giàu truyền thống cách mạng, trước cảnh nước mất nhà tan, lại chứng kiến các cuộc khởi nghĩa không thành của các bậc sĩ phu đi trước và nhân dân đau khổ lầm than dưới nhiều tầng áp bức, chính điều đó đã nung đúc trong tâm hồn Bác một tinh thần yêu nước ngay từ thuở nhỏ, sự ý thức về món nợ nước thù nhà. Bác nhớ lại: “lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: Tự do – bình đẳng – bác ái… Và từ thuở ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy”
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Sau nhiều năm buôn ba hải ngoại thì tới Năm 1920, Bác đã rất xúc động khi đọc được trên báo L’Humanité toàn văn bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin”, bởi lẽ vấn đề mà Lênin nêu ra rất thực tế và Bác nhận thấy đó chính là con đường tất yếu cần thiết cho dân tộc Việt Nam. Bác kể lại “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đồng bào: Hỡi đồng bào bị đày đọa, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Và thế là từ đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác thì theo em, giai đoạn mà để cho mọi người kính nể và khâm phục nhất là khi đưa những gì mà Bác học hỏi được vào quá trình thực hiện xây dựng CNXH ở miền Bắc chính nó là cơ sở cho sự thắng lợi cách mạng của cả nước.
Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp nghị Giơ ne vơ nǎm 1954 về Đông Dương; củng cố hoà bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc nhở đảng viên phải phấn đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của mỗi đảng viên để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Nǎm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng", trong đó Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành tuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và đồng chí mình tiến bộ.
Về phần mình, lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng. Những kỷ vật của Người để lại được giới thiệu trong bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su v.v...) không chỉ nói về cuộc sống giản dị, đức khiêm tốn của một con người mà còn nói lên nhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một ngày Tổ quốc chưa thống nhất, miền Nam chưa được giải phóng là một ngày tôi ǎn không ngon, ngủ không yên".
Người luôn dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ từng bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6 tháng 7 nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn hết là một lực lượng tất thắng". Đồng bào miền Nam luôn hướng về Bác Hồ, về Thủ đô Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đã nói lên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 nǎm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Đại hội đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng toàn dân vừa xây dựng, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn hoá dân tộc, vừa chǎm lo đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang chiến dấu anh dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới, Người nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Trong công tác giáo dục phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực hành, giữa giáo dục với lao động, vǎn hoá với đạo đức cách mạng; phải đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt: Dạy thật tốt và học thật tốt ".
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềm tin đối với đồng bào miền Nam.
Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch Hổ Chí Minh nói: "Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi". Người mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ thân yêu. Nǎm 1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị tặng Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý đó. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước".
Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hy sinh gian khổ và kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với nhân dânViệt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong những nǎm kháng chiến cứu nước gian khổ, Người nói với nhân dân Việt Nam: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình thế giới".
Tháng 11 nǎm 1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân.

Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phân biệt sự khác nhau giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dân Mỹ, coi họ là những người bạn thân thiết.
Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 nǎm 1962, Người viết: "Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau. Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn".Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc "ra đi" của mình, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Trong những nǎm còn lại, cứ đến tháng 5, Bác Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện "tuyệt đối bí mật" này.
Trong Di chúc Người viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sốngcủa nhân dân...".
Qua chuyến tham quan thì hầu như mọi người đã hiểu biết thêm cuộc đời và sự nghiệp của người và tự hứa với chính mình “Bác ơi, chúng con sẽ cố gắng học tập để xứng đáng là người con của đất nước, và sau này sẽ tiếp bước cha anh phục vụ và xây dựng đất nước phát triển sát vai với cường quốc năm châu theo tâm nguyện của Bác”.

Tác giả: Anh Vũ

Read more...

Câu chuyện vui

(LĐCT) - Yulia Fedorovna về nhà vào lúc 10 giờ để khỏi ảnh hưởng đến công việc của chồng. Đã bốn ngày liền, Nikolai Klementievich, chồng chị, ngồi lỳ bên bàn viết để sáng tác câu chuyện tâm lý theo đơn đặt hàng của toà soạn. Trong mấy ngày đó, chị thấy tốt nhất là mình nên đi khỏi nhà.
Gần như suốt ngày hôm đó, chị ở thăm nhà một người bạn gái từ thời nhỏ, có chồng làm giám đốc ở một xí nghiệp giày lớn nhất trong thành phố. Thấm thoắt đã 11 tiếng đồng hồ trôi qua, Fedorovna đã lần lượt mặc thử tất cả những chiếc áo dài mới mua của chị bạn. Càng thử, Fedorovna càng cảm thấy buồn. Thế nhưng, nhà văn đã không hiểu thấu nỗi lòng của vợ mình. Nhìn thấy vợ ở cửa phòng viết, anh khẽ đập một bàn tay lên tập giấy vừa viết xong, đặc những chữ rồi bảo: - Em biết không, anh định viết một chuyện tâm lý, nhưng loanh quanh thế nào nó lại thành ra một chuyện hết sức tức cười. Em có muốn cười, anh sẽ đọc thử cho mà nghe. - Tất nhiên là em muốn nghe. Nhưng anh Kolia ạ, trước hết, chúng mình hãy chuyển sang phòng ăn. Em muốn đặt ấm nước ở đó. Vả lại, em tin chắc anh đã đói ngấu rồi còn gì? Khi đã cắm xong chiếc ấm đun nước, Fedorovna cố ngồi sao cho thật thoải mái trên đivăng. Nicolai Klementievich hơi có vẻ xúc động, bắt đầu đọc. Anh đã đọc về 3 nhân vật khác nhau: Ông già nông trường viên Egorych, chị vắt sữa Anna Filimonovna và cô gái cứu hoả Lyubochka. Câu chuyện quả là rất vui. Thế nhưng, Nikolai vừa đọc được chừng 15 phút, thì bỗng Fedorovna nhào ra cứu chiếc khăn giải bàn khỏi bị nước chè rớt xuống. Chị chưa kịp gượng cười để lên tiếng bình phẩm về câu chuyện, thì Nikolai đã cuộn tập bản thảo lại rồi tức giận nói: - Anh chúa ghét cái thói xu nịnh của các bà vợ. Nếu em không thích thì cứ việc nói thẳng ra, chứ đừng nói lấy lòng anh. - Anh Kolia ạ! Việc gì em phải nói dối? Mà tại sao em lại không thích câu chuyện kia chứ? Chuyện rất buồn cười. Chẳng hạn, cái cô Ninochka...- Ninochka nào? - Kolia cười chua chát. Thậm chí, em cũng chẳng buồn nghe nữa. Em còn mải nghĩ đến những chiếc áo dài của cái con gà mái tây đần độn, bạn em, vợ cái lão giám đốc ấy. - Đúng, em đã nghĩ về những chiếc áo dài! - Iulia Fedorovna dài giọng. - Cái con gà mái tây ấy có cả một tủ đầy những quần áo mới. Còn em tiếng là vợ một nhà văn, vợ của một kỹ sư tâm hồn, mà chẳng có gì để mặc ra đường. Anh có thấy xấu hổ không, hở nhà văn? - Nhưng hình như, em cũng đã có...- Anh thì lúc nào cũng hình như! Anh cứ thử ra đường, thử tới nhà hát, thử tới các phòng trưng bày các mốt quần áo, thử đọc các tạp chí về thời trang mà xem... Em đã lạc hậu, đã thua kém bạn bè!- Đây là số phận của một con người đã suốt đời phụng sự nghệ thuật! - Nikolai giơ cuộn bản thảo lên quá đầu rồi xé vụn ra, nói. Giọng anh cứ mỗi lúc một the thé lên. Ai hiểu và trọng anh thì không biết, chứ không phải là những người thân, không phải là ở nhà. Ở nhà, thì anh chẳng là cái quái gì cả. Ơ nhà, chẳng ai cần cái tâm hồn của anh. Pushkin là một con người vĩ đại, người đã sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ. Người ta đã đổi ông lấy quần áo. Thiên tài bị ngập trong công nợ. Người phụ nữ cần có quần áo, tặng phẩm và đồ trang sức!- Thật là càn rỡ! - Fedorovna thét lên và làm đổ chiếc ấm trà khiến chiếc khăn giải bàn bị hư hỏng nặng. Thế nhưng, chị chẳng thèm để ý đến nó. Chị kêu lên - Anh lại dám ví mình với Pushkin? Lấy nhau đã 5 năm, nhưng đã bao giờ anh tặng tôi một cái gì ra hồn chưa? Hay chỉ có cái tên ngốc bằng thạch cao này? Rồi chị ta giật lấy bức tượng từ trên giá làm nó rớt xuống sàn. - Iulia! - Nikolai tức giận, rên rỉ. - Em phải cẩn thận! Em đã nhạo báng tình cảm của anh. Đó là cái tặng phẩm anh đã tặng em để kỷ niệm một năm ngày chúng ta lấy nhau... Em đã coi thường tất cả. Em là một kẻ tầm thường, nhỏ nhen, một kẻ tôn sùng quần áo! Em đã lừa dối anh! Chân bước trên những mảnh thạch cao vụn, nhà kỹ sư tâm hồn lao về phía tường để giật bức chân dung của vợ treo ở đó xuống. Cái khung lâu ngày bị gãy, tấm kính long ra rơi xuống sàn vỡ tan. Bức ảnh cuộn tròn bay khắp phòng dường như đó là một tờ lịch nhỏ của cuộc sống chung của họ. - Thế là hết! - Fedorovna kêu toáng lên rồi rơi phịch xuống đivăng. Đến nửa đêm, nhà thơ Gorinkhin - bạn cũ của Nikolai - sau khi đã đọc những bài thơ mới sáng tác của ông cho các sinh viên ở trường đại học thú y nghe, trên đường về, tiện đường đã ghé thăm Nikolai. Trước hết, ông nhìn thấy cặp mắt điên dại, màu vàng của con mèo đang ngồi chồm chỗm trên chiếc tủ chè. Iulia thì đang úp mặt xuống mặt đivăng nức nở, Nikolai ngồi bên bàn, mắt nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó ở phía trước, tay vo tròn một mảnh vải lốm đốm màu đỏ gạch. Khắp sàn ngổn ngang những mảnh kính vỡ và những mẩu giấy, mảnh cáctông và mảnh gốm. - Cái gì đã xảy ra vậy? - Nhà thơ hoảng hốt hỏi. Ông lao về phía Fedorovna rồi về phía Nikolai. - Iulia! Kolia! Các bạn hãy nói xem có chuyện gì vậy? Nikolai ngửng bộ mặt hốc hác, cứng đờ lên, rầu rĩ đáp. - Chẳng có gì đặc biệt đâu - Chẳng qua đây là lần đầu tiên trong đời tôi đã viết một câu chuyện vui.

Read more...

Bản chất của tình yêu

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Read more...

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2008

1000 hạt giấy cho một ước mơ


Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...
Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạn nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người. Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ. Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.Chàng trai bật khóc.Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có. Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.
Sưu tầm từ internet

Read more...

TÌNH YÊU


Hoa xương rồng
Ta nhỏ bé giữa chợ đời muôn ngã
Gánh ân tình lây lất tháng ngày qua
Trót sinh ra mang số kiếp phong ba
Đời nghiệt ngã cưu mang vì nhân quã
Ta chẵng biết lấy gì ra chấp vá
Vết thương lòng đang làm đục đời ta
Rượu tình kia ta uống đã say ngà
Trong lồng ngực chất độc giờ bung phá
Ta muôn đời làm loài cây không lá
Sống khô cằn trên mãnh đất phù sa
Một loài hoa giữa bão tố phong ba
Vẫn sừng sững đâm chồi non trỗ lá
Đó là loài Hoa Xương Rồng hoang dã
Chỉ chút nắng thôi đời sẽ trỗ hoa
Cùng với chút mưa sẽ đẹp hiền hoà
Se đôi lứa vui niềm vui sỏi đá !
Sưu tầm

HOA TUYẾT

Gió mùa đông chở buồn về gác nhỏ
Có chở em tôi từ nơi ấy trở về?
Mây xám giăng rải sầu chiều không nắng
Có rải chút tình tôi...những năm tháng si mê?
Đến nơi ấy ..cho người con gái ấy
Người tôi yêu...và sẽ mãi tôn thờ

Đông đến rồi đó em!
Biết người xưa còn khoác khăn choàng cổ?
Như những ngày xưa anh hay choàng cho em...
Bờ má hồn nhiên thẹn đi vì mắc cỡ
Để một lần người than trời giá lạnh
Anh ngu ngơ ...chẳng biết phải ôm em

Để hơi ấm ru tâm hồn vào mộng
Để mắt em ngời những ánh sao đêm
Trời phương ấy có chăng đầy tuyết trắng
Cây tiêu sơ vì lá rụng rơi nhiều
Hay vì xuân ngủ giấc dài chưa đến

Để người yêu chợt nhớ đến người yêu
Hẹn em nhé! khi giao mùa năm đến
ta sẽ gặp nhau khi tuyết trắng đã tan
Thành dòng nước mắt khi đôi mình gặp lại
Sẽ là những lệ châu xây kết mộng vàng

Bảo Luân

Người tình ơi em ở dâu

Anh đã tìm khắp phố phường...nghĩa địa
Đã đào cả ngàn dãy núi Trường Sơn
Anh cũng hỏi cả bác học Edison
Cả Google tìm hoài cũng chẳng thấy
Anh theo thuyền ra biển hỏi đại dương
Hoàng hôn về anh xuống tận Diêm Vương
Trong giấc mơ anh đến tận thiên đường
Hỏi ngàn sao ,Trăng bảo rằng không có
Anh qua đường hỏi những người xa lạ
Hay người quen bạn thân anh ông Bush
Anh bỏ củi đi tìm hỏi ông Bụt
Tiên trả lời sao không thấy con ơi
Hay là em chính là người xa lạ
Anh hỏi em,em không hề nói ra
Thôi đêm về ta hỏi với bóng ta
Bóng trả lời người tình mi đâu có?

Sưu tầm

Anh chỉ yêu riêng mình em
" Hãy nhắm mắt lại đi em"
Anh hiện ra trong những vì sao đêm ấy
Em đừng sợ bóng đêm màu đen tối
Lối đi nào chẳng mang nhiều chông gai
Tay anh này ... em nắm lấy đi em
Anh sẽ dẫn em qua màn đêm tĩnh mịch
Có anh rồi em đừng lo lắng chi !
Em yêu à em mở mắt ra đi ...
Từ từ thôi em thấy gì chưa nhỉ ?
1 ,2 ,3 ... ngôi sao nào cũng sáng
Trên bầu trời lấp lánh bởi ngàn sao .
Em yêu à ... " anh chẳng phải của em !"
đừng nghi ngờ tình anh ... baby nhé !!!
Đừng băn khoăn về tình anh như thế
Anh dành cho em và chỉ mình em thôi !
Baby ơi ! ... em đừng sợ lẻ loi
Phút giây nào em thấy mình lạc lối
Bầu trời đêm đâu chỉ toàn bóng tối
Sao sáng lòng anh sẽ soi sáng tình em
Sưu tầm

Yêu thầm
Nói yêu em có muộn màng không nhỉ
Khi lòng em đã có bóng một người
Anh yêu em hơn em yêu người ấy
Người ấy không cần em. Anh cần em!
Cớ làm sao em nỡ vội làm ngơ
Khi biết rằng anh nhìn em say đắm
Cớ làm sao em vội vàng chối bỏ
Hình bóng anh vừa len lõi vào lòng.
Dù em nói em chưa yêu một ai
Nhưng anh biết em yêu thầm người ấy
Và anh chắc trong trái tim em có
Hình bóng anh nhưng em cố xóa nhòa.
Em thấy vui khi em bên người ấy
Anh càng vui hơn khi ở bên em
Và anh thấy có lần em đã khóc
Anh biết rằng người ấy chẳng yêu em.
Anh cũng biết trong lớp mình đang học
Có một người rất muốn được anh yêu
Nhưng em hỡi anh không yêu người ấy
Cũng như em. Em cũng chẳng yêu anh
Sưu tầm

Em hỏi anh sao làm thơ hay thế
Em hỏi anh làm thơ sao hay thế
Anh trả lời làm thơ có khó gì
Nếu khi yêu em như ngủ ...lì bì
Thì làm thơ dễ khó có khó chi
Em hỏi anh làm thơ sao hay thế
Anh trả lời tại nhân thế đổi thay
Người trước nay đã yêu mình say đắm
Mà giờ này chìm đắm phương trời nào
Em hỏi anh làm thơ sao hay thế
Bởi lúc yêu tim anh rất mải mê
Yêu cho đến lúc hồn tê hồn liệt
Sau cuộc tình đã có chiếc xe lăn
Em hỏi anh làm thơ sao hay thế
Anh chẳng biết và anh không muốn biết
Cứ để thế cho hồn dạo phố nhỏ
Mãi đắm mình trên con phố yêu thương
Sưu tầm

Read more...

Vẻ Đẹp Vương Chiêu Quân xoay chuyển cả thời đại Lịch sử Trung Quốc


Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chính quyền trung ương dân tộc Hán ở vùng trung nguyên thường xuyên có mâu thuẫn với chính quyền các dân tộc thiểu số ở chung quanh. Biện pháp giải quyết mâu thuẫn thường là chiến tranh, nhưng đôi khi nhà vua thông qua gả công chúa để loại trừ chiến tranh, đạt tới mục đích chung sống hoà bình. Chiêu Quân xuất ải là một mẩu chuyện như vậy.

Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên là thời nhà Hán ở Trung Quốc. Trong nội bộ chính quyền dân tộc Hung nô, một dân tộc thiểu số ở vùng tây nam Trung Quốc có sự tranh giành quyền lực, chia 5 sẻ 7, năm bộ tộc đơn lẻ đánh lộn nhau, cuối cùng chỉ còn lại hai bộ tộc Đơn Vu. Hai bộ tộc này nghi kỵ nhau liên hợp với chính quyền trung ương nhà Hán để tiêu diệt mình. Lúc này một người tên là Hô Hàn Nha của Đơn Vu tới Trường an, quốc đô nhà Hán, bày tỏ lòng trung thành với nhà vua. Vua Hán tiếp đón long trọng, và tặng cho ông nhiều lương thực, cử kỵ binh hộ ống ông về. Do được nhà Hán ủng hộ, Hô Hàn Nha đã thống nhất lại Hung nô.Để chung sống hữu nghị đời đời với nhà Hán, năm 33 trước công nguyên, Hô Hàn Nha lần thứ 3 tới Trường An và yêu cầu kết thân với nhà Hán, mong Vua Hán gả một công chúa cho ông. Vua Hán đồng ý gả công chúa cho Hung nô. Nhà vua sai người vào cung hỏi có ai muốn gả đến Hung nô không, nếu đồng ý nhà vua sẽ coi là công chúa.Cung nữ đều là những thiếu nữ xinh đẹp được tuyển chọn trong dân gian, họ vào cung cũng có nghĩa là mất tự do. Tuy họ mong có cơ hội trốn khỏi nơi thâm cung này nhưng khi nghe nói gả cho Hung nô thì ai cũng không muốn


Theo qui định lúc bấy giờ, cung nữ không được tự mình đến gặp vua, mà phải do hoạ sĩ trong cung vẽ chân dung cung nữ rồi đưa cho nhà vua chọn, ai được chọn mới có dịp gặp vua. Một họa sĩ đã mượn cớ này để bóp chẹt cung nữ, nhiều người phải cho y tiền bạc của cải. Có một cung nữ rất xinh đẹp tên là Vương Chiêu Quân, cô thông minh ham học, biết làm thơ, chơi đàn, hơn nữa rất ngay thẳng, song cô không hối lộ cho người hoạ sĩ. Người hoạ sĩ này hậm hực không vẽ chân dung cô, nên Vương Chiêu Quân vào cung nhiều năm mà không lần nào được gặp vua.Khi được tin gả sang Hung Nô, vì hạnh phúc và tiền đồ, cũng vì tình hữu nghị chung sống hoà bình giữa hai dân tộc Hán và hai dân tộc thiểu số nói trên, Vương Chiêu Quân đồng ý gả cho vương hầu Hùng nô. Vua Hán biết tin này rất vui mừng và quyết định tổ chức lễ cưới long trọng cho Hô Hàn Nha và Vương Chiêu Quân tại Trường An.Hô Hàn Nha vô cùng phấn khởi có người vợ xinh đẹp, đến tạ ơn vua Hán. Nhà vua lần đầu tiên trông thấy Vương Chiêu Quân và thấy cô đẹp như tiên, ông rất hối hận, nhưng không còn cách nào khác, chỉ còn cách để Chiêu Quân gả cho Hung nô. Vua Hán tổ chức lễ cưới và cho của hồi môn như công chúa.Lúc đầu, Chiêu Quân không quen cuộc sống của dân tộc thiểu số Hung nô, nhưng cô khắc phục và quen dân, chung sống với người Hung nô rất hoà thuận.Chiêu Quân đã sống suốt đời ở Hung nô, truyền bá văn hoá dân tộc Hán cho dân tộc Hung nô. Đến nay ở Hu-hơ-hớt Nội Mông Trung Quốc vẫn còn có mộ Chiêu Quân. Trong hàng nghìn măm qua câu chuyện Chiêu Quân xuất xứ đã trở thành giai thoạn hay được lưu truyền từ đời này sang đời khác, cũng trở thành đề tài trong sáng tác thơ ca, kịch, tiểu thuyết ở Trung Quốc.
Thông tin từ: vietnamese.cri.cn

Read more...

LỄ HỘI QUÁN ÂM

Lễ hội Quan Âm (19/2) Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng được tổ chức hàng năm tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội lần đầu được tổ chức vào năm 1960, nhân ngày khánh thành tượng Bồ-tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía tây Ngũ Hành Sơn
Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quán Thế Âm ở động Quan Âm, là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong nhiều năm. Đến năm 1991, vào ngày vía đức Phật bà Quán Thế Âm - 19/2 năm Tân Mùi, lễ hội Quan Âm (19/2) Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng được khôi phục.Từ đó đến nay, hàng năm cứ đến ngày 19/2 âm lịch, lễ hội lại được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, nội dung ngày càng phong phú, thu hút nhiều người đến tham gia lễ hội. Cũng như các lễ hội truyền thống khác, lễ hội Quan Âm (19/2) Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng bao gồm hai phần lễ và hội. Các hoạt động lễ và hội đan xen với nhau trong ba ngày (18 đến 20/2 âm lịch). Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật giáo với các nội dung:Lễ tế xuân, Lễ khai kinh (lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an), Lễ trai đàn chẩn tế (Nghi lễ này cầu mong người sống an bình, linh hồn người chết được siêu thoát), Lễ thuyết pháp ( thuyết giảng các đề tài văn hoá, nghệ thuật), Lễ rước tượng Quán Thế Âm,

Read more...

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2008

LỄ HỘI HALLOWEN

Romeo và Juliet khi xưa cũng từ Halloween mà quen nhau, bao nhiêu chuyện ma quái cũng từ Halloween mà thêu dệt... Hơn 2000 năm lịch sử, Halloween là một trong những lễ hội lâu đời nhất thế giới.

Mọi người trong trang phục lễ hội

Halloween (hay còn gọi là "All Hallows' eve", nghĩa là "Đêm trước ngày lễ các Thánh") cũng giống như lễ hội xá tội vong nhân rằm tháng 7 ở nước ta, là một nghi lễ cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa. Tuy thế Halloween lại bắt đầu vào đêm 31 tháng 10 hàng năm, một ngày trước trước lễ Thánh (All Saints day), 1 tháng 11Tượng lão phù thủy ma quái

Nhưng đó cũng mới chỉ là một cách giải thích bởi lễ Halloween vốn bắt nguồn từ vùng Celtic (Ai Len ngày nay) từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và 31 tháng 10 là ngày cuối cùng của mùa hè, kết thúc vụ gặt, chuẩn bị bắt đầu một năm mới đang tới gần. Người Celts cổ tin rằng đêm 31 tháng 10 là đêm mà lằn ranh giữa âm giới và dương gian mờ ảo nhất, giữa thế giới của sự sống và cái chết gần nhau nhất. Vào khắc giao thừa, âm vương Samhain sẽ trở lại trần thế, giết chóc gia súc và phá hoại mùa màng. Những linh hồn vật vờ đâu đó sẽ trở về và nhập vào người sống để trở lại kiếp sau. Vì vậy người ta tổ chức lễ Samhain để cúng thí cho những người đã chết không nơi nương tựa, kèm theo đó dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tĩnh mịch. Sau đó họ hóa trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm hù dọa nhằm xua đuổi những hồn ma tìm thể xác.
Cũng có nguồn cho rằng người Celts có thêm tập tục thiêu xác người người sống bị nghi đã bị nhập hồn nhưng đến nay chuyện này mới dừng ở mức huyễn hoặc.

Bẵng một thời gian, năm 43 sau Công nguyên, đế chế La mã lan rộng và thôn tính một vùng rộng lớn quần đảo Anh-Ái và lễ hội của người Ai Len giờ có thêm hoa trái vốn là tinh thần chính của lễ hội ngày mùa (Harvest Festival) ở La mã. Và đó cũng chính là căn nguyên của việc ra đời Đèn lồng ma chơi mà thuở ban đầu được làm bằng củ cải thánh (loại tròn màu trắng hoặc đỏ tía) và sau này được thay thế bằng quả bí ngô khoét rỗng với đèn cầy trắng cháy bên trong.

Biểu tượng trái bí ma, không thể thiếu trong lễ hội


Chuyện kể lại rằng có một chàng tên Jack lém lỉnh chỉ thích đi lừa người khác. Gặp ai gã cũng lừa và quỷ cũng chẳng chừa. Một lần Jack lừa một con quỷ trèo lên cây sau khi nó định lừa Jack để lấy cướp linh hồn. Quỷ trèo lên cây rồi Jack khắc hình thánh giá quanh thân cây. Quỷ không thể trèo xuống vì nó rất sợ chữ thập, thế là quỷ bắt đầu van xin. Nó thề sẽ không bao giờ cướp linh hồn Jack nữa nếu gã chịu xóa hết các hình thánh giá trên cây để nó leo xuống. Thỏa thuận được móc nghéo và chuyện tạm dừng ở đấy.
Thế rồi đến ngày Jack chết, thiên đường không mở cửa cho gã bởi quá khứ toàn đi lừa người thế là gã lủi thủi đi xuống địa ngục. Nhưng khi tới cổng địa ngục, quỷ nhận ra Jack và nhớ tới thỏa thuận khi xưa nên Jack không được vào trú ngụ. Thế là linh hồn của Jack chẳng còn nơi nào để lui tới. Thương cảm, cuối cùng quỷ đưa cho Jack một đèn lồng dẫn đường. Đèn là 1 củ cải khoét rỗng khoét hình mặt quỷ, bên trong có cắm 1 cây nến. Và cứ thế mà Jack cứ mãi lang thang trong lằn ranh thực-hư...
Sau này vào thế kỷ 19 khi người Ai len di cư đến Mỹ thì củ cải được thay thế bằng bí ngô và hình tượng ấy đến giờ đã trở thành biểu trưng của Hallowwen trên khắp toàn cầu.


Trái bí ma

Tuy được Thiên chúa nhìn nhận nhưng Hallowen của người Ai Len cổ khác nhiều với ngày Lễ thánh (01/11) và ngày Cô hồn (2/11) của Thiên chúa giáo. Và từ đó đến nay ý nghĩa thờ ma quỷ của nó cũng đã mờ khá nhiều, thịnh hành nhất chỉ còn lối hóa trang mang hình dáng ma quỷ hay phù thủy mặc trong đêm 31 tháng 10 mang phần nhiều tính giải trí và vui nhộn.

Ngày nay Halloween phần nhiều dành cho trẻ em đùa vui. Đêm 31, khi tiếng chuông đồng hồ ngân 12 tiếng (có nơi 10 tiếng) là chúng lao ra đường với trang phục của ma ca rồng hoặc phù thủy cưỡi chổi chơi trò "Cho-hay-Phá" (trick-or-treat) gõ cửa từng nhà xin kẹo. Không ít thì nhiều chúng đều được nhận và không hề bị tiếng cằn nhằn chửi bới nào quăng lại.
Hơn 2000 năm lịch sử, Halloween trở thành một trong những lễ hội lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới. Với ý nghĩa ban đầu dùng để xua đuổi ma (hoặc cầu siêu cho những linh hồn không nơi nương tựa) giờ nó trở thành lễ hội hiền lành và vui vẻ. Tuy ở phương Tây đây chẳng phải là một ngày đặc biệt để được nghỉ lễ nhưng đêm 31 cả người lớn lẫn con trẻ đều hào hứng tham gia thâu đêm lễ hội này.

Theo báo (vietnam.net)

Read more...

chat

hinh anh que huong



  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP