Xin chào các bạn. Bài mới nhất: Luật của boy, girls cần phải biết. Bài tiếp theo: Ngày tớ và cậu gặp nhau.Chúc các bạn một ngày mới vui vẻ và hạnh phúc

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2008

Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh

1: Cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh qua chuyến thăm bảo tàng:

Hôm nay là chuyến đi thực địa tại Bến Nhà Rồng chúng ta hãy dành một ít thời gian để tìm hiểu về Người. Được biết đến Bến cảng Nhà Rồng chỉ qua sách vở từ khi học lớp 2 nên khi đến đây trong lòng của em chợt hiện lên một cảm xúc khó tả.
Ngay khi bước vào bảo tàng tôi đã gặp dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta - Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Sau khi được cô hướng dẫn giới thiệu về cuộc đới của chủ tịch thì trong lòng của mọi người cảm thấy nến yêu và cảm phục bác hơn, và cảm thấy đất
nước ta thật là may mắn khi có Bác dẫn dắt từng bước đi trong cuộc kháng chiến, có thể cảm nhận về cuộc đời, tư tưởng của người như sau:
19/5/1890, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Gia đình Bác gồm có 6 người: cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan, một người chị tên Nguyễn Thị Thanh, một người anh tên Nguyễn Sinh Khiêm và một người em trai Nguyễn Sinh Nhuận không may mất sớm (1900-1901).
Sinh ra trong một gia đình và vùng quê giàu truyền thống cách mạng, trước cảnh nước mất nhà tan, lại chứng kiến các cuộc khởi nghĩa không thành của các bậc sĩ phu đi trước và nhân dân đau khổ lầm than dưới nhiều tầng áp bức, chính điều đó đã nung đúc trong tâm hồn Bác một tinh thần yêu nước ngay từ thuở nhỏ, sự ý thức về món nợ nước thù nhà. Bác nhớ lại: “lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp: Tự do – bình đẳng – bác ái… Và từ thuở ấy tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy”
Tháng 6/1911, Người ra nước ngoài, đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Sau nhiều năm buôn ba hải ngoại thì tới Năm 1920, Bác đã rất xúc động khi đọc được trên báo L’Humanité toàn văn bài “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin”, bởi lẽ vấn đề mà Lênin nêu ra rất thực tế và Bác nhận thấy đó chính là con đường tất yếu cần thiết cho dân tộc Việt Nam. Bác kể lại “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như nói trước quần chúng đồng bào: Hỡi đồng bào bị đày đọa, đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Và thế là từ đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác thì theo em, giai đoạn mà để cho mọi người kính nể và khâm phục nhất là khi đưa những gì mà Bác học hỏi được vào quá trình thực hiện xây dựng CNXH ở miền Bắc chính nó là cơ sở cho sự thắng lợi cách mạng của cả nước.
Trở lại Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn cách mạng mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ nhiệm vụ của nhân dân Việt Nam là thi hành đúng Hiệp nghị Giơ ne vơ nǎm 1954 về Đông Dương; củng cố hoà bình, đấu tranh để thực hiện thống nhất đất nước bằng Tổng tuyển cử tự do; củng cố miền Bắc về mọi mặt; mở rộng và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất trong cả nước. Đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, Người nhắc nhở đảng viên phải phấn đấu, chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, coi đó là nền tảng của mỗi đảng viên để hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình. Nǎm 1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Đạo đức cách mạng", trong đó Người nêu lên tư cách của một người đảng viên là: Phải trung thành tuyệt đối với Đảng, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng; ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì Đảng vì dân mà đấu tranh; gương mẫu trong mọi việc, ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và đồng chí mình tiến bộ.
Về phần mình, lời nói đi đôi với việc làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là gương sáng về thực hành đạo đức cách mạng. Những kỷ vật của Người để lại được giới thiệu trong bảo tàng (như bộ quần áo gụ, đôi dép cao su v.v...) không chỉ nói về cuộc sống giản dị, đức khiêm tốn của một con người mà còn nói lên nhân cách của một vị lãnh tụ của nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Một ngày Tổ quốc chưa thống nhất, miền Nam chưa được giải phóng là một ngày tôi ǎn không ngon, ngủ không yên".
Người luôn dành tình cảm sâu đậm với miền Nam, quan tâm theo dõi và cổ vũ từng bước tiến của cách mạng miền Nam. Trong Thư gửi đồng bào cả nước ngày 6 tháng 7 nǎm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Thống nhất nước nhà là con đường sống của nhân dân ta. Đại đoàn hết là một lực lượng tất thắng". Đồng bào miền Nam luôn hướng về Bác Hồ, về Thủ đô Hà Nội, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những vật lưu niệm từ miền Nam gửi tới Người được trưng bày đã nói lên tình cảm tha thiết của nhân dân miền Nam đối với Người.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 nǎm 1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà". Đại hội đã bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III miền Bắc bước vào thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên toàn Đảng toàn dân vừa xây dựng, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát triển nền vǎn hoá dân tộc, vừa chǎm lo đến đời sống hàng ngày của nhân dân. Người cổ vũ nhân dân miền Nam ruột thịt đang chiến dấu anh dũng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến việc xây dựng con người mới, Người nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Trong công tác giáo dục phải luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực hành, giữa giáo dục với lao động, vǎn hoá với đạo đức cách mạng; phải đẩy mạnh phong trào thi đua hai tốt: Dạy thật tốt và học thật tốt ".
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao nhiệm vụ miền Bắc phải là nền tảng, là niềm tin đối với đồng bào miền Nam.
Nǎm 1962, khi tiếp Đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thǎm miền Bắc, Chủ tịch Hổ Chí Minh nói: "Hình ảnh miền Nam yêu quý luôn luôn ở trong trái tim tôi". Người mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để vào thǎm đồng bào, cán bộ và chiến sĩ thân yêu. Nǎm 1963 khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đề nghị tặng Huân chương Sao vàng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đề nghị: "Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất, Quốc hội cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý đó. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Tháng 8 nǎm 1964 đế quốc Mỹ gây ra sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", và từ tháng 2 nǎm 1965 đã mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc và ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam: "Lúc này chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước".
Tháng 7 nǎm 1966 Mỹ đã dùng máy bay ném bom Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hy sinh gian khổ và kêu gọi: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ của nhân dân thế giới đối với nhân dânViệt Nam và luôn gắn cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong những nǎm kháng chiến cứu nước gian khổ, Người nói với nhân dân Việt Nam: "Nhân dân ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập riêng của mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hoà bình thế giới".
Tháng 11 nǎm 1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam đã được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với sự tham dự của 64 đoàn đại biểu của 52 nước và tổ chức quốc tế là sự cổ vũ to lớn đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân.

Về quan hệ với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn phân biệt sự khác nhau giữa những người Mỹ xâm lược và nhân dân Mỹ; Người thông cảm sâu sắc với nỗi đau của những gia đình, những người phụ nữ Mỹ có người thân tham gia cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều thư gửi nhân dân Mỹ, coi họ là những người bạn thân thiết.
Trong bức thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 nǎm 1962, Người viết: "Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau. Nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn".Từ nǎm 1965, khi tròn 75 tuổi, chuẩn bị cho cuộc "ra đi" của mình, Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Trong những nǎm còn lại, cứ đến tháng 5, Bác Hồ lại sửa chữa và viết thêm vào vǎn kiện "tuyệt đối bí mật" này.
Trong Di chúc Người viết: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân... Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sốngcủa nhân dân...".
Qua chuyến tham quan thì hầu như mọi người đã hiểu biết thêm cuộc đời và sự nghiệp của người và tự hứa với chính mình “Bác ơi, chúng con sẽ cố gắng học tập để xứng đáng là người con của đất nước, và sau này sẽ tiếp bước cha anh phục vụ và xây dựng đất nước phát triển sát vai với cường quốc năm châu theo tâm nguyện của Bác”.

Tác giả: Anh Vũ

Read more...

Câu chuyện vui

(LĐCT) - Yulia Fedorovna về nhà vào lúc 10 giờ để khỏi ảnh hưởng đến công việc của chồng. Đã bốn ngày liền, Nikolai Klementievich, chồng chị, ngồi lỳ bên bàn viết để sáng tác câu chuyện tâm lý theo đơn đặt hàng của toà soạn. Trong mấy ngày đó, chị thấy tốt nhất là mình nên đi khỏi nhà.
Gần như suốt ngày hôm đó, chị ở thăm nhà một người bạn gái từ thời nhỏ, có chồng làm giám đốc ở một xí nghiệp giày lớn nhất trong thành phố. Thấm thoắt đã 11 tiếng đồng hồ trôi qua, Fedorovna đã lần lượt mặc thử tất cả những chiếc áo dài mới mua của chị bạn. Càng thử, Fedorovna càng cảm thấy buồn. Thế nhưng, nhà văn đã không hiểu thấu nỗi lòng của vợ mình. Nhìn thấy vợ ở cửa phòng viết, anh khẽ đập một bàn tay lên tập giấy vừa viết xong, đặc những chữ rồi bảo: - Em biết không, anh định viết một chuyện tâm lý, nhưng loanh quanh thế nào nó lại thành ra một chuyện hết sức tức cười. Em có muốn cười, anh sẽ đọc thử cho mà nghe. - Tất nhiên là em muốn nghe. Nhưng anh Kolia ạ, trước hết, chúng mình hãy chuyển sang phòng ăn. Em muốn đặt ấm nước ở đó. Vả lại, em tin chắc anh đã đói ngấu rồi còn gì? Khi đã cắm xong chiếc ấm đun nước, Fedorovna cố ngồi sao cho thật thoải mái trên đivăng. Nicolai Klementievich hơi có vẻ xúc động, bắt đầu đọc. Anh đã đọc về 3 nhân vật khác nhau: Ông già nông trường viên Egorych, chị vắt sữa Anna Filimonovna và cô gái cứu hoả Lyubochka. Câu chuyện quả là rất vui. Thế nhưng, Nikolai vừa đọc được chừng 15 phút, thì bỗng Fedorovna nhào ra cứu chiếc khăn giải bàn khỏi bị nước chè rớt xuống. Chị chưa kịp gượng cười để lên tiếng bình phẩm về câu chuyện, thì Nikolai đã cuộn tập bản thảo lại rồi tức giận nói: - Anh chúa ghét cái thói xu nịnh của các bà vợ. Nếu em không thích thì cứ việc nói thẳng ra, chứ đừng nói lấy lòng anh. - Anh Kolia ạ! Việc gì em phải nói dối? Mà tại sao em lại không thích câu chuyện kia chứ? Chuyện rất buồn cười. Chẳng hạn, cái cô Ninochka...- Ninochka nào? - Kolia cười chua chát. Thậm chí, em cũng chẳng buồn nghe nữa. Em còn mải nghĩ đến những chiếc áo dài của cái con gà mái tây đần độn, bạn em, vợ cái lão giám đốc ấy. - Đúng, em đã nghĩ về những chiếc áo dài! - Iulia Fedorovna dài giọng. - Cái con gà mái tây ấy có cả một tủ đầy những quần áo mới. Còn em tiếng là vợ một nhà văn, vợ của một kỹ sư tâm hồn, mà chẳng có gì để mặc ra đường. Anh có thấy xấu hổ không, hở nhà văn? - Nhưng hình như, em cũng đã có...- Anh thì lúc nào cũng hình như! Anh cứ thử ra đường, thử tới nhà hát, thử tới các phòng trưng bày các mốt quần áo, thử đọc các tạp chí về thời trang mà xem... Em đã lạc hậu, đã thua kém bạn bè!- Đây là số phận của một con người đã suốt đời phụng sự nghệ thuật! - Nikolai giơ cuộn bản thảo lên quá đầu rồi xé vụn ra, nói. Giọng anh cứ mỗi lúc một the thé lên. Ai hiểu và trọng anh thì không biết, chứ không phải là những người thân, không phải là ở nhà. Ở nhà, thì anh chẳng là cái quái gì cả. Ơ nhà, chẳng ai cần cái tâm hồn của anh. Pushkin là một con người vĩ đại, người đã sáng tạo ra những tác phẩm bất hủ. Người ta đã đổi ông lấy quần áo. Thiên tài bị ngập trong công nợ. Người phụ nữ cần có quần áo, tặng phẩm và đồ trang sức!- Thật là càn rỡ! - Fedorovna thét lên và làm đổ chiếc ấm trà khiến chiếc khăn giải bàn bị hư hỏng nặng. Thế nhưng, chị chẳng thèm để ý đến nó. Chị kêu lên - Anh lại dám ví mình với Pushkin? Lấy nhau đã 5 năm, nhưng đã bao giờ anh tặng tôi một cái gì ra hồn chưa? Hay chỉ có cái tên ngốc bằng thạch cao này? Rồi chị ta giật lấy bức tượng từ trên giá làm nó rớt xuống sàn. - Iulia! - Nikolai tức giận, rên rỉ. - Em phải cẩn thận! Em đã nhạo báng tình cảm của anh. Đó là cái tặng phẩm anh đã tặng em để kỷ niệm một năm ngày chúng ta lấy nhau... Em đã coi thường tất cả. Em là một kẻ tầm thường, nhỏ nhen, một kẻ tôn sùng quần áo! Em đã lừa dối anh! Chân bước trên những mảnh thạch cao vụn, nhà kỹ sư tâm hồn lao về phía tường để giật bức chân dung của vợ treo ở đó xuống. Cái khung lâu ngày bị gãy, tấm kính long ra rơi xuống sàn vỡ tan. Bức ảnh cuộn tròn bay khắp phòng dường như đó là một tờ lịch nhỏ của cuộc sống chung của họ. - Thế là hết! - Fedorovna kêu toáng lên rồi rơi phịch xuống đivăng. Đến nửa đêm, nhà thơ Gorinkhin - bạn cũ của Nikolai - sau khi đã đọc những bài thơ mới sáng tác của ông cho các sinh viên ở trường đại học thú y nghe, trên đường về, tiện đường đã ghé thăm Nikolai. Trước hết, ông nhìn thấy cặp mắt điên dại, màu vàng của con mèo đang ngồi chồm chỗm trên chiếc tủ chè. Iulia thì đang úp mặt xuống mặt đivăng nức nở, Nikolai ngồi bên bàn, mắt nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó ở phía trước, tay vo tròn một mảnh vải lốm đốm màu đỏ gạch. Khắp sàn ngổn ngang những mảnh kính vỡ và những mẩu giấy, mảnh cáctông và mảnh gốm. - Cái gì đã xảy ra vậy? - Nhà thơ hoảng hốt hỏi. Ông lao về phía Fedorovna rồi về phía Nikolai. - Iulia! Kolia! Các bạn hãy nói xem có chuyện gì vậy? Nikolai ngửng bộ mặt hốc hác, cứng đờ lên, rầu rĩ đáp. - Chẳng có gì đặc biệt đâu - Chẳng qua đây là lần đầu tiên trong đời tôi đã viết một câu chuyện vui.

Read more...

Bản chất của tình yêu

Bản tóm tắt này không có sẵn. Vui lòng nhấp vào đây để xem bài đăng.

Read more...

chat

hinh anh que huong



  © Blogger templates ProBlogger Template by Ourblogtemplates.com 2008

Back to TOP